Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2009

ba người và ba con vật

và ngôi nhà trong cỏ là hai cuốn sách thiếu nhi mình viết từ hồi năm nẵm năm nào, mùa hè rồi được nhà xuất bản Văn Nghệ tân trang xuất bản lại. Vừa rồi bạn hiền ở nhà xuất bản báo tin vui là bên phát hành yêu cầu tái bản. Tin buồn là bạn chưa có gan in thơ - bạn đang giữ bản thảo tập thơ mình để lại trước khi đi - nên xúi mình đem thơ đi thi. Bạn nói biết đâu ẳm giải, nhưng không trúng giải mà vô chung kết là được in! E-hèm... để coi có đủ gan bon chen không?

lá chín

Hình ảnh
Hồi xưa mình có viết một truyện ngắn, đặt tựa là Mùa Lá Chín, gởi đăng báo. Khi báo đăng mình thấy toàn văn truyện không thay đổi gì cả, chỉ riêng cái tựa to chần dần giữa trang báo là bị đổi thành Mùa Lúa Chín. Mình khiếu nại, người biên tập nói ấy là lỗi của người trình bày - người trình bày thường không đọc (kỹ) nội dung, trong trường hợp này thì không đọc kỹ cả tựa bài, ba chớp ba nháng sửa tựa truyện theo khuôn sáo đinh ninh trong đầu - 'mùa lúa chín' , chứ có nghe nói lá chín bao giờ. Không chỉ tức vì sự sáng tạo của mình bị vô hiệu hóa - người ta đã cố tình đặt tựa là mùa LÁ chín, để thi vị hóa, để lạ, để gây tò mò, để độc đáo. 'Mùa lúa chín' thì người đọc liên tưởng ngay đến đề tài nông nghiệp, hợp tác xã hay vụ mùa bội thu gì đó, ai thèm đọc truyện nữa. Nhưng không đọc có lẽ tốt hơn. Vì đọc hết truyện sẽ ngớ ra: Cái truyện có dính dáng gì tới lúa đâu? Truyện đó, viết đâu mười mấy năm trước, khi mình về quê nhận ra quá trình tư bản hóa, tập hợp đất đai, đang bắ

bạn hiền

Hình ảnh
chịu khó đọc sách mình rồi còn quảng bá dùm! Lại còn đọc blog của mình, chỉ vẽ cách làm dưa cải. Rồi hỏi thăm chừng "dưa chua hay thúi rồi?" (Lương ơi, tao làm y lời mày, nay đúng 5 ngày, lấy dưa ra khỏi hủ thấy nó như vầy: Mày coi nó thúi hay chua? Tao nếm thấy chua chua, hửi thấy thum thủm, chờ ý kiến của mày rồi mới quyết định ăn hay không.) Sẵn cầm máy nên ra vườn chụp luôn cái vuông đất trồng rau của mình trong vườn cộng đồng. Bây giờ đang mùa mưa bão lạnh lùng, cây của người ta tiêu điều hết, nhưng rau của mình vẫn xanh um - tuy có vẻ suy dinh dưỡng, thiếu nắng thiếu nóng mà. Hình trên là "cận cảnh, hình dưới này là "trung cảnh" nhé, cà chua cà chiếc đều tàn lụn hết rồi. Bông vạn thọ cũng đã qua thời phơi phới tuy hương sắc còn chút đỉnh.

lá cải

Hình ảnh
Đúng ra mình trồng củ cải. Trên bao bì dựng hột giống có in hình củ cải trắng nõn nà bắt thèm, lại ghi rõ là thu hoạch trong vòng 40-50 ngày sau khi gieo trồng, củ dài 20cm. Ở xứ này mình chỉ ở tạm, thấy sau nhà thuê có một mảnh vườn rau, hỏi ra biết là vườn cộng đồng (đất là tài sản của trường Davidson) do các giáo sư bày ra được 2 năm (hưởng ứng phong trào ăn cây nhà lá vườn). Lúc đó cà chua sắp tàn. Người ta nhổ bỏ mấy cây cà chua, chia cho mình khoảnh đất chừng một thước vuông, vì thấy mình ngưỡng mộ mảnh vườn rau quá đáng. Với lại, khai trường rồi, các giáo sư bận quá, chỉ còn mỗi ông Don còn ra vườn tưới cây. Mình trồng rau muống và củ cải, lúc đó cuối tháng tám, trời còn nóng ấm, rau muống nảy mầm rồi mọc vù vù, nhưng được một gang tay thì khựng lại, vì ban ngày tuy vẫn ấm, nhưng ban đêm nhiệt độ xuống thấp, có bữa sáng sớm mình ra vườn thấy sương khuya khiến lá rau giập hết. Củ cải thì không sợ lạnh, mà hình như càng lạnh nó càng mọc tợn, lá mọc cao 4-5 tấc, lấp cả rau muống. T

mùi rau quế

Hình ảnh
Nhớ xe bò bía ở cổng Bà Huyện Thanh Quan trường Gia Long hồi mình còn học lớp đệ thất, đệ lục. Có khi được nghỉ tiết chót, ra khỏi trường sớm nhưng phải chờ xe hiệu đoàn đưa về, thường lê la qua chùa Xá Lợi chơi hoặc ngồi chồm hỗm bên lề đường ăn bò bía. Nhớ vị ngòn ngọt của củ sắn xào, vị béo béo của lạp xưởng xắt mỏng, vị bùi bùi của đậu phọng rang, vị mằn mặn của tôm khô, đặc biệt mùi rau quế và tương ớt. Thèm gì đâu! Nên cứ kiếm chuyện đi qua vườn rau của trường Davidson, ngắm nhìn và hít hửi mùi rau quế trồng ở đó. Trong tinh thần lập vườn cây kiểng ăn được (edible landscape), vườn rau thay vào bồn hoa, nhờ tài bố trí và óc thẩm mỹ của người làm vườn, vườn rau đẹp không kém vườn hoa: Cả một bộ sưu tập rau quế! Ngoài quế ngọt (sweet basil) là thứ Mỹ chuộng nhứt còn có quế tím (purple basil - khác với tía tô) quế phi (African basil) và quế bò bía của mình thì chúng gọi là quế Thái (Thai basil) Lượn qua lượn lại ngó cho đỡ thèm thôi chứ đâu dám hái - bảng ghi rõ rành rành rằng đây là

thu

Lại ngồi nhìn lá rụng. Nao nao rồi bình lặng. Thốn đau rồi nhẹ nhàng. chẳng đặng đừng thì thôi. Thì như chiếc lá rụng. Đànnh lòng hay không đành. se se trời trở lạnh. Thiu thiu giấc ngủ chiều.

cao bồi

Hình ảnh
Đi chơi một nông trại nuôi bò sữa thả rông, áp dụng phương pháp chăn nuôi thân thiện môi trường, thu hoạch sản phẩm an toàn, lành mạnh, "organic". Vợ chồng chủ trại trông trẻ đẹp, trí thức, vui vẻ tiếp khách từ ngoài cổng. (trên áo họ có in cái logo của chương trình khuyến nông sở nông nghiệp bang North Carolina - chương trình này hổ trợ các nhà nông nhỏ ở địa phương) Gọi là "nhỏ" vì nông trại bò sữa này chỉ rộng 300 acre và hoàn toàn sử dụng lao động của một hộ gia đình (chủ yếu là hai vợ chồng chủ trại). Đây là chuồng bò, không có cửa, bò rất ngoan, tự do ra đồng dạo chơi, ăn cỏ, trời tối hay lạnh thì tự biết về chuồng. Chỗ này là chỗ vắt sửa. Còn chỗ thả bò thì phải dùng xe đi tham quan. Người đông, mình ngồi trên đống rơm ở giữa xe cho an toàn, kết quả là hình chụp em bò nào cũng dính mông người ta. Đây là cái nón của anh cao bồi chủ nông trại Còn đây là nhà ở của gia đình anh cao bồi: Cảnh này nhìn từ hiên nhà: Sau nhà có mấy con công và gà thả rông: Lại có mấ